Muốn xóa đi một hình xăm không phải việc đơn giản bởi khi xăm hình mực xăm sẽ ăn sâu vào da. Tuy nhiên, công nghệ xóa xăm Laser YAG lại có thể loại bỏ đến 95% mực xăm, kể cả những hình xăm to và sâu.

Một số biện pháp xóa xăm thông thường

Phương pháp chà xát bằng vật nhám, vật nhọn nhằm lấy mực ra nhưng không có kết quả. Vài người đã dùng đến phương pháp mạnh như dùng bàn ủi gây bỏng da, dùng acid thoa lên vết xăm để huỷ da cùng hình xăm. Kết quả là vùng da xăm bị tổn thương, nhiễm trùng và cuối cùng thay cho các hình xăm là những vết sẹo lồi dị dạng mà màu mực xăm vẫn còn lốm đốm.

>>Xem thêm: Mẹo xóa xăm đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên

Phẫu thuật: phương pháp thông thường là cắt bỏ phần da có hình xăm và ghép da lấy từ nơi khác trên cơ thể. Việc này được thực hiện với các hình xăm nhỏ, rất khó thực hiện đối với các hình xăm lớn (cả lưng, đùi…). Tuy nhiên kết quả không cao, bên cạnh đó khi cắt bỏ và ghép da mới sẽ lại tạo ra sẹo ở nơi lấy đi lớp da để ghép.

Để xoá xăm một số nơi còn có “sáng kiến” pha mực xăm giống như màu da và xăm chồng lên hình xăm cũ. Tuy nhiên thực tế không thể pha mực và xăm tạo màu hoàn toàn giống da của từng người và rồi hình xăm cũng không mất đi mà lại chuyển sang màu mới, các loại mực xăm trộn lẫn với nhau, rất khó cho việc xoá xăm bằng laser sau này.

Khi ứng dụng công nghệ laser đưa vào xoá xăm, một số trường hợp sử dụng laser CO2, do loại trang bị này tương đối thông dụng. Tuy nhiên do tia laser này tác động vào mọi vật thể có chứa nước, nên cùng lúc với huỷ mực xăm nó cũng huỷ đi lớp da (do có chứa nước) bên trên tạo thành sẹo nơi xoá xăm.

Xóa xăm bằng Laser YAG - giải pháp xóa xăm hiện đại mang lại hiệu quả cao
Xóa xăm bằng Laser YAG – giải pháp xóa xăm hiện đại mang lại hiệu quả cao

Phương pháp xoá xăm bằng Laser Yag

Đây là loại Laser Q-Switched, với ưu điểm độc đáo là có tốc độ màng trập quang-điện (electro-optic) phát tia cực nhanh, tạo ra xung có thời gian cực ngắn (từ 5-20 phần tỉ giây) để tạo ra tia Laser công suất đỉnh tức thời cực cao (lên đến trên 200 triệu wat). Thêm nữa, loại Laser mới này còn tạo ra “xung kép”, với 2 xung cực ngắn đi liền nhau, tạo hiệu ứng tác động mạnh mẽ, nên vì thế, khi chiếu tia Laser vào da, thay vì thế tạo ra hiệu ứng từ quang chuyển sang nhiệt (photo-thermal) như các loại Laser cũ, nó lại tạo ra hiệu ứng quang-âm (photo-acoustic), nghĩa là năng lượng quang rất cao ảnh hưởng vào mô, gây rung động kép với tần số cực cao đến mức tạo ra âm thanh, nhưng với rất ít nhiệt năng tỏa ra, nên hiệu quả điều trị cao mà lại ít gây tác dụng phụ cho da như dạng quang-nhiệt..

Khi chiếu vào da, tia Laser đi xuyên qua da chỉ tác động phân hủy từng nhóm màu mực xăm phù hợp với bước sóng của tia . Laser với bước sóng 1064nm thích hợp với phân hủy màu đen, xanh đen, trong khi bước sóng 532nm thích hợp với phân huỷ màu đỏ, 585nm phân hủy màu xanh da trời, 650nm phân hủy màu xanh lá cây…

Các màu mực xăm đen, xanh đen, đỏ… Tương đối dễ phân hủy hơn các màu xanh lá, vàng, xanh da trời…

Loại Laser Q-Switched Nd:YAG RevLite ngoài 2 bước sóng chính 1064 nm và 532 nm, còn được thiết bị thêm hệ thống chuyển đổi bước sóng bằng cách nhuộm màu tia, để tạo ra thêm 2 bước sóng 585 nm và 650 nm. Với việc có đủ 4 bước sóng, và với công suất cực cao, loại Laser này có thể xóa hầu hết các màu mực xăm hiện tại.

Một số điều cần lưu ý khi xóa xăm

bạn không nên xóa xăm bằng cách xăm chồng lên bằng mực pha theo màu da người, vì thế thực tế không thể pha được màu mực hoàn toàn giống màu da người, vả lại sau khi đi vào da, màu mực sẽ biến đổi, rồi theo thời gian, màu mực cũng sẽ tiếp tục biến đổi… Cuối cùng rồi, màu mực xăm cũ chẳng những không xóa được, mà lại phát sinh thêm một màu mới, rất khó xóa tiếp bằng tia Laser. Bạn nên tham khảo Nguyên tắc chăm sóc da sau khi xóa xăm để da nhanh chóng hồi phục.

Để xóa hết mực xăm, cần phải tiến hành một số lần. Số lần chiếu Laser phụ thuộc cụ thể vào loại mực và độ sâu lớp mực xăm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể chỉ cần một hoặc một số lần, và mỗi lần cách khoảng 4 – 8 tuần.